Phân loại kháng sinh (Tham khảo)



Một số loại kháng sinh có thể là ứng cử viên thành phần của thuốc phối hợp ACTs trong điều trị bệnh sốt rét ?
Trước tình hình ký sinh trùng kháng thuốc ngày càng kháng cao và lan rộng tại hầu hết các vùng sốt rét trên thế giới, từ kháng chloroquine đến kháng quinine, mefloquine, sulfadoxine/pyrimethamine (Fansidar), halofantrine, Proguanil,…và gần đây nhất là hiện tượng kháng với artesunate thuộc nhóm thuốc được xem là “vũ khí lợi hại” nhất hiện nay trong điều trị sốt rét tại khu vực biên giới Thái Lan-Cambodia được Tổ chức Y tế thế giới thông báo đầu năm 2009; như vậy chúng ta chỉ còn trông cậy vào các thuốc điều trị phối hợp có gốc artemisine hoặc dẫn suất (ACTs_Artemisinine-Based Combination Therapies) và vaccine phòng bệnh mà thôi.
Thế nhưng, triển vọng của một vaccine phòng bệnh sốt rét vẫn là hy vọng vì hiện vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu hoặc một số ứng cử viên vaccine đã được thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện với nhiều kết quả khác nhau. Điều đó có nghĩa là biện pháp duy nhất điều trị sốt rét hiện nay là các thuốc phối hợp ACTs (cho ký sinh trùng Plasmodium falciparum) và Chloroquine (cho ký sinh trùng Plasmodiun vivax, nếu một số vùng sốt rét còn nhạy).
Các thuốc phối hợp như thế có sẵn hiện nay trong Chương trình quốc gia phòng chống sốt rét tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam hoặc một số thuốc chỉ đang nằm trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên người như thuốc Arterakine, Artekin, CV-artecan, Artequick, Coarsucam, Coartem, Malarone, …tẩt các các thuốc trên là phối hợp đều có gốc là thuốc artemisinine, artesunate hoặc dihydroartemisinine (DHA) với một thuốc khác như piperaquine, hay amodiaquine, mefloquine,….hầu hết các thuốc đều có hiệu lực điều trị rất cao, tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và ký sinh trùng đầy đủ (ACPR_Adequated Clinical and Parasitological Response) đều trên 98%, có thuốc đạt 100%, dường như chưa thấy tỷ lệ thất bại điều trị sớm.
 
Bên cạnh các thuốc phối hợp ACTs kết hợp liều giữa thuốc sốt rét với thuốc sốt rét, thì hiện nay một số nghiên cứu trên thế giới vẫn đang tiến hành một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc artesunate, artemisinine hay dihydroartemisinine với một ứng cử viên là thuốc kháng sinh (loại có tính năng chống sốt rét đã được ghi nhận), chẳng hạn phối hợp Artesunate với Azithromycine, tetracycline…hoặc các nhà khoa học đã từng nghiên cứu hiệu quả của nhóm kháng sinh fluoroquinolone trên ký sinh trùng sốt rét trên in vitro, bước đầu đã thấy cho những kết quả đáng khích lệ. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi muốn giới thiệu một số kháng sinh mà trong tương lai có thể hy vọng là ứng viên phối hợp với artemisinine hoặc dẫn suất để cho ra đời một số thuốc mới trong điều trị sốt rét, nhất là sốt rét kháng thuốc.
TETRACYCLINE & DOXYCYCLINE
Tetracyclines là một nhóm kháng sinh phổ rộng, nhìn chung lợi ích của nó là dùng ngay từ rất lâu và hiện đã giảm nhạy ở một số vi khuẩn do tình trạng kháng thuốc. Mặc dù vậy, thuốc vẫn được lựa chọn để chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy vì (“tetra-”) là 4 vòng hydrocarbon (“-cycl-”) bắt nguồn từ (“-ine”). Đặc biệt hơn, chúng được xác định như lớp phụ của nhóm polyketides có chứa một octahydrotetracene-2-carboxamide skeleton. Chúng được biết như là dẫn suấtcủa polycyclic naphthacene carboxamide.
 
 
Về lịch sử, thành viên đầu tiên của nhóm thuốc này là Chlortetracycline (Aureomycin) cuối những năm 1940 do tiến sĩ Benjamin Duggar, một nhà khoa học làm việc cho Lederle Laboratories, ông đã chiết suất chất này từ một vi khuẩn màu vàng, giống như nấm có tên là Streptomyces aureofaciensOxytetracycline (Terramycin) được khám phá trong thời gian rất ngắn bởi AC Finlay và cộng sự, nó cũng giống như trích từ vi khuẩn trong đất là Streptomyces rimosusRobert Burns Woodward xác định cấu trúc của Oxytetracycline, rồi tổng hợp nên tetracycline. Sự phát triển của các kháng sinh có thay đổi về cấu trúc hóa học từ nhóm này. Vào tháng 6 năm 2005, tigecycline-thành viên đầu tiên của nhóm mới của tetracyclines có tên là glycylcyclines được giới thiệu để điều trị nhiễm trùng mà đã kháng với các loại kháng sinh khác, kể cả tetracyclines cổ điển. Trong khi tigecycline là thuốc tetracycline đầu tiên được chấp nhận hơn 20 năm qua, các phiên bản mới khác của tetracyclines hiện vẫn đang thử nghiệm lâm sàng trên người.
Cơ chế tác dụng
Kháng sinh nhóm Tetracycline ức chế tổng hợp aminoacyl-tRNA với phức hợp mRNA-ribosome. Vì thế chúng chủ yếu gắn với 30S ribosomal subunit trong phức hợp sao chép mRNA. Tetracyclines cũng được tìm thấy có ức chế cơ chất metalloproteinases. Cơ chế này không bổ sung thêm vào các hiệu ứng kháng sinh, nhưng đã hướng đến nghiên cứu mở rộng về cấu trúc hóa học tetracyclines hoặc CMTs (giống như incyclinide) để điều trị bệnh trứng cá đỏ, mụn trứng cá và các nốt tân sinh khác.Từ khi incyclinide được thông báo không còn hiệu quả với bệnh trứng cá đỏ vào tháng 9.2007, thì nhóm thuốc này sẽ không còn trên thị trường trong tương lai gần đây.
Cơ chế kháng thuốc
Tetracycline ức chế sự phát triển tế bào bằng cách ức chế sao chép. Nó gắn với phần16S của 30S ribosomal subunit và ngăn phân tử amino-acyl tRNA không gắn vào vị trí A của ribosome. Sự gắn này có thể đảo ngược được trong điều kiện tự nhiên. Các tế bào trở nên đề kháng với tetracycline bởi ít nhất 3 cơ chế:
[1] Bất hoạt enzyme của tetracycline,
[2] Cơ chế bơm ngoại dòng (efflux pump),
[3] Cơ chế bảo vệ ribosom.
-Sự bất hoạt là loại cơ chế kháng hiếm nhất, nơi mà có nhóm acetyl thì sẽ bổ sung 1 phân tử, gây ra sự bất hoạt của thuốc.
-Nếu ngoại dòng (efflux), một gen kháng mã hóa cho một protein màng à hoạt hóa bơm tetracycline ra ngoài tế bào. Đây là cơ chế tác động có gen kháng tetracycline trên plasmid pBR322 nhân tạo;
-Trong cơ chế bảo vệ ribosom, một gen kháng mã hóa 1 protein có thể có vài hiệu ứnglệ thuộc vào những gen nào đã vận chuyển. 6 lớp gen / protein bảo vệ ribosom được tìm thấy, tất cả giải trình tự cho thấy có một nguồn gốc thủy tổ tiến hóa chung.
Những cơ chế tác động của các protein bảo vệ này có thể gồm:
1.Ngăn (block) tetracyclines không gắn kết vào ribosome,
2.Gắn vào ribosome và xoắn cấu trúc vẫn cho phép gắn vào t-RNA trong khi tetracycline vẫn gắn,
3.Gắn vào ribosome và trục tetracycline ra khỏi.
Tất cả những thay đổi này với ribosomes có thể đảo ngược (không cùng hóa trị) vì các ribosomes phân lập từ cả vi khuẩn kháng và nhạy với tetracycline đều rất tốt trên in vitro.
ACTs được khuyến cáo dùng dạng phối hợpFDCs_Fixed Dose Combinations
 
Chỉ định dùng
Tetracyclines có thể được dùng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, mũi, xoang, tại giữa, đường tiết niệu, ruột, lậu cầu, đặc biệt trên các bệnh nhân đã dị ứng với nhóm β-lactams vàmacrolides; tuy nhiên, sự sử dụng các thuốc này cho các chỉ định trên ít phổ biến hiện tại do tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn.
Hiện thuốc này còn sử dụng nhiều nhất là trong các bệnh trứng cá đỏ và mụn trứng cá nặng hoặc vừa, thuốc hay dùng tetracyclineoxytetracyclinedoxycycline hoặc minocycline.
Doxycycline còn được sử dụng để điều trị dự phòng nhiễm trùng vi khuẩn than Bacillus anthracis (anthrax) và hiệu quả của chúng trên vi khuẩn Yersinia pestis, các tác nhân nhiễm trùng dịch hạch thể “bubonic plague”.
 
Doxycycline  được sử dụng để điều trị dự phòng
nhiễm trùng vi khuẩn than Bacillus anthracis(
anthrax) và hiệu quả của chúng trên vi khuẩn
Yersinia pestis

Thuốc cũng được dùng để điều trị và cấp dự phòng sốt rét cũng như điều trị bệnh phù chân voi (elephantiasis). Tetracyclines vẫn còn dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra do chlamydia (mắt hột, viêm vòi trứng, viêm niệu đạo, bệnh virus vẹt và nhiễm trùng L. venereum)Rickettsia (typhusRocky Mountain spotted fever), brucelloseborreliose, giang mai, bệnh Lyme). Ngoài ra, chúng còn được dùng để điều trị bệnh than, dịch hạch, tularemia và bệnh Legionnaire.
Thuốc cũng có thể góp phần vào làm giảm thời gian trầm trọng của bệnh tiêu chảy, mặc dù kháng thuốc đã xảy ra, song vấn đề sống còn và tử vongvẫn còn là vấn đề. Demeclocycline còn được dùng bổ sung điều trị cho SIADH. Các dẫn suất Tetracycline hiện đang điều tra xem có thể điều trị một số bệnh viêm nhiễm hay không.
                 Khi dùng, thường được khuyên là uống tetracycline nên uống kèm với ly nước đầy, thời điểm là 2 giờ sau ăn hoặc 1 giờ trước ăn. Điều này rất quan trọng vì tetracycline gắn kết với magne, nhôm, sắt và canxi một cách dễ dang, điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thu hoàn toàn vào cơ thể. Các chế phẩm hoặc sản phẩm sữa chứa sắt được khuyên không nên uống trực tiếp cùng với thuốc.
Thận trọng
-Tetracyclines nên sử dụng cẩn thận nếu có vấn đề về suy giảm chức năng gan hoặc có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thận (ngoại trừ doxycycline và minocycline). Chúng có thể làm tăng thêm tình trạng yếu cơ và nhược cơ nặng cũng như kịch phát cơn lupus ban đỏ toàn thân. Các thuốc kháng acid và sữa có thể làm giảm hấp thu thuốc tetracyclines;
-Viên thuốc bị bẻ hoặc làm nát có thể gây độc và có thể gây hội chứng Fanconi -một bệnh có thể gây tử vong cao, ảnh hưởng lên chức năng ống thận và các nephron. Kê đơn các thuốc này nên chú ý điểm đó;
-Trước đây, người ta tin rằng kháng sinh tetracycline có thể làm suy yếu một số hiệu quả của thuốc hormone ngừa thai trong hầu hết các ca dùng tetracycline. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra không có ý nghĩa gì, nhiều thầy thuốc vẫn tiếp tục cho dùng tetracycline để điều trị một số bệnh lý cần đến nó trong khi vẫn áp dụng các biện pháp tránh thai để ngăn ngừa tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Chống chỉ định
-Tetracycline nên tránh dùng cho các trường hợp phụ nữ mang thai và đang cho con bú và các trẻ em đang trong thời kỳ phát triển răng vì thuốc có thể nhuộm thường xuyên trên các cơ quan đó (màu răng sẽ chuyển màu vàng xám, chủ yếu thấy ở vùng đỉnh và đáy của răng);
-Thuốc có khả năng tác động lên sự phát triển của răng và xương.
Tác dụng phụ
-Các tác dụng phụ của tetracyclines không phải là thường xuyên, nhưng đặc biệt chú ý vì khả năng phản ứng dị ứng với ánh sáng, làm tăng nguy cơ bỏng nắng khi phoiư nhiễm dưới ánh sáng UV từ các nguồn khác nhau. Đây có thể là điều rất đặc biệt quan trọng để chú ý cho các đối tượng đang dùng thuốc mà đi di lịch hoặc đi nghỉ có dự phòng sốt rét bằng thuốc doxycyline;
-Thuốc có thể gây nên những khó chịu về dạ dày ruột và hiếm khi gây phản ứng dị ứng khi dùng bằng đường uống. Rất hiếm trường hợp bất thường về nhìn mờ và nhức đầu nghiêm trọng, có thể đây là các dấu hiệu nguy hiểm thứ phát tăng áp lực sọ não giống như một trường hợp u não giả (Pseudotumor cerebri);
-Tetracyclines là một chất có thể gây quái do gây biến đổi màu sắc răng trên phôi thai khi chúng phát triển trong lứa tuổi thiếu nhi. Vì lý do này, tetracyclines bị chống chỉ định sử dụng trên các trẻ emdưới 12 tuổi. Tuy nhiên, thuốc cũng an toàn sử dụng cho 18 tuần đầu tiên trong thai kỳ. một số bệnh nhân uống tetracyclines đòi hỏi phải có sự giám sát y tế vì có thể gây nhiễm độc cho gan và gây tiêu phân mỡ.
Một số phân loại về nhóm thuốc tetracyclines
Theo nguồn gốc:
Theo cơ chế tác dụng:
*Lymecycline (Tetralysal) một thành viên của nhóm kháng sinh Tetracycline, Tigecycline cũng có thể xem như kháng sinh tetracycline, mặc dù nó thường được phân loại như một kháng sinh glycylcycline.

CLINDAMYCINE

Clindamycin là một kháng sinh thuộc nhóm lincosamide. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các ca nhiễm trùng kỵ khí và điều trị một số loại bệnh do đơn bào như là sốt rét. Thuốc còn được chế các dạng thoa ngoài để điều trị mụn trứng cá và có thể óc ích trong điều trị các ca nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus (MRSA) đã kháng với thuốc methicillin.
 
Phản ứng có hại nghiêm trọng nhất của clindamycin là tiêu chảy liên quan đến vi khuẩn Clostridium difficile (một trong những nguyên nhân thường gặp gây viêm đại tràng giả mạc). Mặc dù các tác dụng phụ xảy ra với hầu hết các thuốc kháng sinh, gồm cả kháng sinh nhóm beta-lactam có liên quan đến việc sử dụng clindamycin.
Clindamycin có trên thị trường dưới nhiều tên thương mại khác nhau như Dalacin, Clinacin, Cleocin, Evoclin (clindamycin đơn thuần), DuacBenzaClin, Arcanya (có phối hợp với benzoyl peroxide), Ziana (phối hợp với tretinoin). Clindamycin cũng có sẵn như một thuốc generic.

Chỉ định điều trị:

Clindamycin đầu tiên được dùng để điều trị các nhiễm trùng các vi khuẩn kỵ khí còn nhạy gồm nhiễm khuẩn hô hấp, da và mô mềm hoặc viêm phúc mạc. Trên các bệnh nhân mẫn cảm với penicillin thì clindamycin có thể sử dụng điều trị các nhiễm trùng gây ra do các vi khuẩn kỵ khí. Thuốc cũng được điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn xương, khớp, đặc biệt nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng Staphylococcus aureusThuốc còn dùng thoa ngoài với clindamycin phosphate để xử trí các trường hợp bệnh mụn trứng cá trung bình.

Với các vi khuẩn

Phối hợp trong điều trị mụn tứng cá

Một loạt các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng clindamycin với các benzoyl peroxide, thường được kê toa dạng không cần đơn bác sĩ (OTC), rất có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá hơn là dùng các chế phẩm khác hoặc các chế phẩm clindamycine đơn thuần.
Một nghiên cứu mù đôi so sánh phối hợp này với adapalene (một loại retinoid) thì kết quả cũng cho tác dụng, dung nạp và hiệu quả nhanh hơn một cách ý nghĩa so với thuốc adapalene.
Clindamycin và adapalene trong chế phẩm phối hợp cũng có hiệu quả hơn các thuốc này khi dùng đơn thuần, mặc dù tác dụng phụ thường gặp hơn khi điều trị đơn thuần adapalene (dùngadapalene 3–5 phút trước khi dùng clindamycin) để tăng sự xuyên thấm clindamycin vào trong da một cách đáng kểà tăng hiệu lực của thuốc.

Các vi khuẩn còn nhạy cảm

Thuốc rất có hiệu quả liên quan đến nhiễm trùng các vi khuẩn sau đây:
·Các cầu khuẩn kỵ khí gram dương, gồm có các thành viên của tụ cầu Staphylococcus vàStreptococcus (như phế cầu pneumococcus) nhưng không gồm enterococci.
·Các trực khuẩn gram âm kỵ khí, gồm có BacteroidesFusobacteriumPrevotella, mặc dù đã tăng kháng với Bacteroides fragilis.
Hầu hết các vi khuẩn hiếu khí gram âm như PseudomonasLegionellaHaemophilus influenzae và Moraxella đều kháng với clindamycin, nhưng nhạy thay đổi tùy theo các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae kỵ khí. Một trường hợp ngoại lệ đáng chú ý là Capnocytophaga canimorsus, thì thuốc clindamycin là lựa chọn đầu tiên để điều trị.

Một số trường hợp khác

Thuốc có tác dụng trong một số nhiễm khuẩn ở da và mô mềm gây ra do các vi khuẩn tụ cầu vàng đề kháng methicillin (MRSA); nhiều dòng của MRSA vẫn còn nhạy với clindamycin;
Clindamycin được sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ có hội chứng sốc nhiễm độc (toxic shock syndrome), thường phối hợp với các chất diệt khuẩn khác như vancomycin. Với phối hợp này sẽ tăng hiệu ứng cộng lực diệt vi khuẩnt nhanh khi phối hợp vancomycine + clindamycin. Cả trên nghiên cưus in vitro và in vivo đều cho thấy clindamycin khiến cho tụ cầu giảm sinh ngoại độc tố (exotoxin). Thuốc cũng có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc bề mặt của vi khuẩn, nên dễ tấn công vào hệ miễn dịch (thông qua hiện tượng opsonin hóa và hiện tượng thực bào).
Clindamycin đã chứng minh cho thấy có thể làm giảm nguy cơ sinh non ở những phụ nữ có viêm âm đạo do vi khuẩn trong giai đoạn sớm của thời kỳ mang thai trên 1/3 số ca phụ nữ không được điều trị.

Ký sinh trùng

Sốt rét

Thuốc chloroquinequinine, clindamycin đều có hiệu quả và dung nạp tốt trong điều trị sốt rét Plasmodium falciparumcác phối hợp sau đó được chỉ định dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai sốt rét đã đề kháng với thuốc chloroquine. Clindamycin không nên dùng đơn thuần để điều trị sốt rét, mặc dù nó rất hiệu quả nhưng tác động rất chậm.
Một số khác
Phối hợp thuốc clindamycin và quinine là điều trị chuẩn cho các trường hợp nhiễm bệnh babesiosis nặng. Clindamycin cũng được dùng điều trị toxoplasmose, và trong phối hợp với primaquine, thuốc sẽ rất hiệu quả trong điều trị các ca viêm phổi do Pneumocystis jirovecii nhẹ hoặc vừa.

Các dạng thuốc sẵn có

Các chế phẩm Clindamycin dùng cho đường uống gồm các viên nang (chứa clindamycin hydrochloride) và dịch treo (chứa clindamycin palmitate hydrochloride). Thuốc cũng có sẵn dạng thoa ngoài , dạng gel và dạng bọt (chứa clindamycin phosphate), đầu tiên kê đơn là điều trị cho mụn trứng cá.
Một số thuốc phối hợp trong điều trị mụn trứng cá chứa clindamycin đã có mặt trên thị trường, như là các sản phẩm dạng thuốc đơn thuần của clindamycin với benzoyl peroxide-bán nhưBenzoClin (hãng Sanofi-Aventis), Duac (một gel của hãng Stiefel), Arcanya là tên thương mại khác được bán tại Mỹ; một chế phẩm phối hợp khác của clindamycin và tretinoin, như là Ziana. Tại Ấn Độ, các viên nang đặt âm đạo trong phối hợp clindamycin + clotrimazole được sản xuất bởi công tyOlive Health Care dưới tên thương mại là Clinsup-V.
Clindamycin hiện có sẵn tất cả các dạng uống, thuốc tĩnh mạch thoa, bôi toàn thân.

Tác dụng ngoại ý

Phản ứng phụ hay gặp liên quan đến liệu pháp điều trị clindamycin phát hiện trên 1% số bệnh nhân, gồm có tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và ngứa. Liều cao (cả đường tĩnh mạch lẫn đường uống) có thể gây vị kim loại, dạng thoa ngoài có thể gây viêm da tiếp xúc.
Viêm đại tràng giả mạc là một tình trạng tiềm tàng có khả năng dẫn đến tử vong thường liên quan đến điều trị clindamycin, những trường hợp như thế cũng có thể do các kháng sinh khác. Sự phát triển quá mức cho phép của vi khuẩn Clostridium difficile, dẫn đến kháng clindamycin, dẫn đến sinh độc tố à gây tác dụng phụ, từ tiêu chảy dẫn đến viêm đại tràng và phình đại tràng nhiễm độc (toxic megacolon).
Khoảng 0.1% số bệnh nhân điều trị bằng clindamycin có sốc phản vệ, viêm khớp, vàng da, tăng men gan và nhiễm độc gan, loạn thể tạng vè máu (blood dyscrasias).

Về mặt hóa học

Clindamycin là một dẫn suất bán tổng hợp của lincomycin- một kháng sinh tự nhiên sinh ra do vi khuẩn gây viêm mụn trứng cá (actinobacteriumStreptomyces lincolnensis.

Về mặt dược học

Về dược động học (Pharmacokinetics)

Khoảng 90% liều dùng đường uống của clindamycin hấp thu vào đường tiêu hóa, sau đó phân bố rộng khắp cơ thể, ngoại trừ hệ thần kinh trung ương. Nồng độ điều trị đủ có thể đạt được trong xương. Một lượng hoạt chất đi vào trong bạch cầu, quan trọng nhất là đa nhân trung tính.
Clindamycin chuyển hóa nhiều trong gan, có thể do hệ CYP3A4; một số chất chuyển hóa của chúng là hoạt chất tác dụng, như là N-dimethyl clindamycin và clindamycin sulfoxide. Thời gian bán hủy đào thải (elimination half-life) là 1.5-5 giờ. Clindamycin đào thải đầu tiên do chuyển hóa tại gan; sau khi coh đường tĩnh mạch thuốc clindamycin phosphate, khoảng 4.5% liều thuốc bài tiết qua nước tiểu như clindamycin và khaỏng 0.35% dạng muối phosphate. Các chất chuyển hóa cũng bài tiết qua nước tiểu.

Về cơ chế tác động

Clindamycin có hiệu ứng kìm khuẩn. chúng can thiệp vào quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn (cũng như thuốc erythromycinazithromycinchloramphenicol), thông qua việc gắn kết ưu thế lên 50S subunit ribosome vi khuẩn.
Cấu trúc của thuốc phức tạp giữa một số kháng sinh (cả Clindamycin) và một Deinococcus radiodurans ribosome có thể hòa tan dưới phân tích tinh thể.

Tương tác thuốc

Clindamycin có thể làm kéo dài hiệu dụng các thuốc gây blốc thần kinh cơ, cơ chế tương tự như macrolides và chloramphenicol, có nghĩa là chúng không cho đồng thời, vì điều này sẽ gây hiện tượng antagonism và có thể gây kháng chéo.

Sử dụng thuốc trong thú y

Thuốc này trong thú y sử dụng như một số chỉ định trên người, bao gồm điều trị nhiễm trùng da và cơ xương, bệnh toxoplasmose, nên đây là thuốc lựa chọn điều trị trên chó và mèo. Toxoplasmose hiếm khi gây triệu chứng trên chó và mèo, nhưng có thể biểu hiện trên các con vật chủ còn non và suy giảm miễn dịch. Toxoplasmosis là một bệnh lây nhiễm cho người, vì thế những chủ nuôi mèo, đặc biệt phụ nữ mang thai nên thận trọng vì nguy cơ lan rộng bệnh.
QUINILONE & FLUOROQUINOLONE
Các thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolones là họ kháng sinh phổ rộng tổng hợp. Thuốc mẹ ban đầu là nalidixic acid. Phần lớn các thuốc quinolone sử dụng trên lâm sàng là thuộcfluoroquinolones-nghĩa là nhóm quinolone có gắn thêm nguyên tử fluorine dính vào vòng trung tâm, điển hình ở vị trí số 6.

Về cơ chế tác dụng:

Quinolones và nhóm fluoroquinolones là các thuốc diệt khuẩn. Quinolones ức chế DNA gyrase của vi khuẩn hoặc gây hiện tượng topoisomerase IV enzyme, nhờ đó ức chế sự sao chép và nhân lên của DNA vi khuẩn. Các quinolone có thể đi vào gtrong tế bào dễ dàng thông qua porinvàdo đó chúng thường được sử dụng để điều trị các vi khuẩn nội bào như là Legionella pneumophila và Mycoplasma pneumoniae. Nhiều vi khuẩn gram âm thì DNA gyrase là đích tác dụng, ngược lại là các topoisomerase IV là đích của nhiều vi khuẩn gram dương. Các tế bào Eukaryotic không chứa DNA gyrase hoặc topoisomerase IV.
 

Tác dụng phụ

Xem phần hội chứng nhiễm độc Fluoroquinolone
Vào mùa thu năm 2004, cơ quan FDA nâng cấp cảnh báo và ghi chú ý trên gói của thuốc quinolones liên quan đến các phản ứng nghiêm trọng có thể. Điều quan trọng là cảnh báo các công ty dược phẩm cho biết các phản ứng này tuy hiếm, xảy ra < 1/10.000 người-năm. Tuy nhiên, nhiều người đã bị phản ứng rất hiếm song ngày càng gặp nhiều hơn trước nay người ta vẫn nghĩ.
Các tác dụng phụ do fluoroquinolone có thể nhẹ, diễn ra thời gian ngắn, hoặc nghiêm trọng và kéo dài sau khi điều trị đã chấm dứt. Nếu tác dụng phụ ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại vi hoặc hệ cơ thì bệnh nhân không nên dùng thuốc nữa và nên hỏi tư vấn ý kiến thầy thuốc.
-Các tác dụng phụ từ fluoroquinolone gồm ngứa ran (tingling), chán ăn, tê cóng (numbness), co giật (twitching), đau khớp, đau cơ, viêm gân, sợ hãi, rối loạn thị lực, giảm sút trí nhớ, tiêu chảy, cơ sợ hãi nặng, mất ngủ, rách gân Achilles, lú lẫn, suy giảm tập trung, đau như bỏng rát, hội chứng đường hầm (carpal tunnel syndrome), cơn ác mộng (nightmares), nhịp tim nhanh, buồn nôn, hồi hộp, tăng dị cảm, suy nhược, cảm giác kiến bò (pins and needles), co thắt cơ, rung rũ cánh, đau đầu, thất điều, ảo giác (hallucinations), ban đỏ ở da, rụng tóc, đau bụng, rối loạn nhìn, loạn thần, ù tai (tinnitus), rối loạn vị giác.
-Bệnh lý thần kinh ngoại biên (tổn thương thần kinh): trường hợp hiếm gặp bệnh lý viêm đa thần kinh, ảnh hưởng đến một lượng lớn trục thần kinh, dẫn đến dị cảm, giảm cảm giác, hoặc rối laọn cảm giác, yếu chi đã được báo cáo trên các bệnh nhân uống Quinolone. Điều trị nên chấm dứt nếu bệnh nhân có triệu chứng thần kinh, bao gồm đau, cảm giác bỏng rát, yếu chi, tê cóng,…được tìm thấy khi chỉ sờ cảm giác nhẹ, khi kiểm tra và khám về cảm giác nhiệt, vị trí, thời gian, thần kinh vận động để ngăn chặn các tác dụng phụ có thể xảy ra không hồi phục được;
-Tổn thương gân: vỡ hoặc rách gân ở vai, tay, gân Achilles hoặc các gân khác đòi hỏi phải phẩu thuật để sửa vết thương tránhkhuyết tật kéo dài đã được ghi nhận trên các bệnh nhân dùng quinolone. Giám sát giai đoạn hậu thị trường cho thấy các nguy cơ này có thể tăng trên những bệnh nhân dùng đồng thời với các thuốc corticosteroids, đặc biệt trên cơ địa người già. Liệu pháp Fluoroquinolone nên dừng nếu bệnh nhân bị viêm, đau hoặc có dấu hiệu nghi rách cơ. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi hợp lý cho đến khi chẩn đoán viêm gân hoặc rách cơ được loại trừ. Rách hoặc đứt gân có thể xảy ra trong goặc sau khi điều trị quinolones.
Vào ngày 8 tháng 7 năm 2008, FDA các nhà sản xuất phải ghi tác dụng phụ lên bao bì của thuốc về đứt gân này.
  • Sỏi thận có thể hình thành do oxalobacter formigenes

Tương tác thuốc

-Caffeine, các thuốc chống viêm không steroides, theophylinecorticosteroids làm tăng độc tính của thuốc fluoroquinolones;
-Các thuốc khác tương tác với fluoroquinolones gồm có antacidsucralfateprobenecidcimetidinewarfarinantiviral, phenytoincyclosporinerifampinpyrazinamidecycloserine.

Kháng thuốc

-Kháng thuốc với quinolones có thể biểu hiện nhanh chóng, thậm chí trong quá trình điều trị. Nhiều tác nhân gây bệnh, gồm có Staphylococcus aureus, cầu khuẩn ở ruột, Streptococcus pyogenes giờ cũng đã biểu hiện kháng khắp thế giới. Việc sử dụng thuốc trong thú y loại quinolones lan rộng, đặc biệt châu Âu là một vấn đề liên quan đến kháng;
-Có 3 cơ chế kháng được biết. Một số loại bơm ngược dòng (efflux pumps) có thể đóng vai trò làm giảm nồng độ thuốc quinolone nội bào. Trên các vi khuẩn gram âm, các gen kháng qua trung gian plasmid sinh ra protein à có thể gắn với DNA gyrase, bảo vệ nó khỏi tác động của quinolones. Cuối cùng, vị trí chủ yếu trong DNA gyrase hoặc Topoisomerase IV có thể làm giảm sự gắn kết với thuốc quinolones, giảm hiệu quả của thuốc.

Các thế hệ thuốc

Thuốc quinolone được phân chia thành các thế hệ dựa trên phổ tác dụng vi khuẩn của chúng (antibacterial spectrum).

Thế hệ thứ nhất (1st generation)

Thế hệ thứ 2 (2nd generation)

Thế hệ thứ 3 (3rd generation)

Thế hệ thứ 4 (4th generation)

Thế hệ mới đang phát triển

Sử dụng thuốc trong lĩnh vực thú y

Các thuốc quinolones được dùng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp và thú y nhưng không sử dụng trên người.

Phân loại mới và cập nhật thông tin về thuốc kháng sinh Quinolone

Theo tác giả Robb Mlone, và Sandra h. Lilley, thuộc đại học Đông Carolina, Greenville cho biết rằng các fluoroquinolones mới hơn có phổ tác dụng rộng trên các vi khuẩn, sinh khả dụng theo đường uống rất tuyệt vời, xuyên thấm vào các mô và độ an toàn cao cũng như dung nạp rất tốt. Các thuốc thế hệ thứ 4 của quinolone có phổ kháng khuẩn rộng gần đây được giứoi thiệu và có chỉ định lâm sàng rõ ràng. Các thuốc thế hệ thứ nhất (nalidixic acid) đạt nồng độ tối thiểu trong máu. Các thuốc thuộc thế hệ thứ 2 (ciprofloxacin) tăng hoạt tính dùng đường toàn thântrên các vi khuẩn gram âm. Các thuốc thế hệ thứ 3 (levofloxacin) có phổ tác dụng rộng hơn trên các vi khuẩn gram dương và các tác nhân gây bệnh không điển hình. Các thuốc thuộc thế hệ thứ 4 (hiện tại chỉ có trovafloxacin) có bổ sung thêm chức năng phủ các vi khuẩn kỵ khí. Các quinolone có thể phân biệt các lớp dựa trên đặc tính dược động học của chúng. Sự phân loại mới này có thể giúp các thầy thuốc gia đình kê đơn các thuốc này một cách hợp lý (Am. Fam. Physician 2000; 61:2741-8.)
Với sự gia tăng số lượng kháng sinh quinolone có sẵn, kê đơn các thuốc này là một thử thách. So sánh với các thuốc quinolone thế hệ cũ như norfloxacin (Noroxin) và ciprofloxacin (Cipro), các thuốc mới hơn có phổ tác dụng rộng hơn trên các loại vi khuẩn Các thuốc mới gần đây nhất có phổ tác dụng có ý nghĩa trên các gram dương như liên cầu, kỵ khí và các tác nhân gây bệnhkhông điển hình. Sự phân loại mới của các thuốc kháng sinh quinolone có thể giúp các thầy thuốc kê đơn hợp lý. Các thuốc kháng sinh quinolone gốc bao gồm nalidixic acid (Negram), cinoxacin (Cinobac) và oxolinic acid (hiện không còn sẵn tại Mỹ). Bổ sung thêm nhóm fluoride vào các thuốc quinolone tạo ra một nhóm thuốc mới là fluoroquinolone.
Hoạt tính kháng khuẩn tăng của nhóm fluoroquinolone sau khi có những chỉ định của các thuốc kháng sinh nhóm quinolone cổ điển trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Các thuốc nhóm fluoroquinolone hiệu quả trên phổ rộng hơn các bệnh nhiễm trùng, cả nhiễm trùng da và nhiễm trùng hô hấp. Bởi vì tính an toàn và độ dung nạp của thuốc tốt nên chúng được dùng phổ biến và thay thế cho các dẫn suất penicillin và cephalosporin trong các điều trị nhiễm trùng khác nhau. Nhóm fluoroquinolone là thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt trên các vi khuẩn gram âm, đặc biệt Pseudomonas aeruginosa. Các thuốc này hấp thu tốt khi cho theo đường uống. Vì nồng độ thuốc trong mô và trong dịch thường vượt quá nồng độ thuốc trong huyết thanh, nên các kháng sinh này đặc biệt trên các nhiễm trùng ở phổi. Fluoroquinolone thường dung nạp tốt nhưng ít tác dụng phụ. Tuy nhiên,đôi lúc chúng cũng có những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Các thông số dược động học quan trọng trên lâm sàng
Các thuốc kháng sinh fluoroquinolone mới hơn cũng có các thông số dược động học cải thiện hơn so với các quinolones gốc. Chúng hấp thu hoàn toàn và nhanh vào đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh sau khi cho thuốc đường uống gần tương đương với đường tĩnh mạch. Đường uống là hay dùng còn đường tĩnh mạch hay dùng cho các bệnh nhân nhập viện và bệnh nặng. Sự hấp thu thuốc khi cho thuốc fluoroquinolone đường uống làm giảm đáng kể các thuốc khi cho cùng: aluminum, magnesium, calcium, iron, zinc, vì chúng hình thành các phức hợp thuốc chelate không hòa tan trong đường tiêu hóa. Vấn đề có thể khắc phục là chúng ta cho uống các thuốc có chế phẩm kim loại trên ít nhất 4 giờ trước khi cho uống fluoroquinolone. Vì sucralfate (Carafate) chứaaluminum, nên nó có thể làm giảm hấp thu thuốc quinolone.
Vì các fluoroquinolone có thể tích phân bố thuốc lớn, nên chúng tập trung vào các mô ở nồng độ thường vượt quá nồng độ trong huyết thanh. Sự xuyên thấm đặc biệt cao vào nhu mô thận, phỏi, tuyến tiền liệt, phế quản, bàng quang, túi mật, mũi, tiết niệu sinh dục. Nồng độ thuốc trong đường tiểu của một vài thuốc fluoroquinolone, như ciprofloxacin và ofloxacin (Floxin), có thể có nồng độ cao gấp 25 lần so với nồng độ trong huyết thanh. Sự phân bố các thuốc Fluoroquinolone vào trong các mô và dịch đường hô hấp tốt nên sẽ tác động nhanh trên những nhiễm trùng hô hấp. Trovafloxacin xuyên thấm vào màng não không bị viêm nhiễm và có thể đóng vai trò trong tương lai để điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn.
Thời gian bán hủy của các fluoroquinolone mới hơn, liều dùng chỉ một lần một ngày hoặc 2 lần một ngày. Các quinolone phân bố và đào thải qua đường thận khác nhau. Chỉ có ofloxacin vàlevofloxacin không đào thải qua thận. Cơ chế qua thận hoặc không qua thận (gan hoặc đường tiêu hóa) chịu trách nhiệm cho việc thải loại các thuốc nalidixic acid, cinoxacin, norfloxacin, ciprofloxacin, enoxacin (Penetrex), lomefloxacin, gatifloxacin, moxifloxacin, sparfloxacin. Điều chỉnh liều dùng dựa trên tính toán của hệ số thanh thải creatinine.
Trovafloxacin đào thải qua cơ chế gan. Khoảng 50% liều thuốc trovafloxacin gắn vào nhu mô gan, 43% đào thải không đổi qua phân. Các bệnh lý gan có thể tăng thời gian bán hủy đào thải có ý nghĩa của thuốc trovafloxacin. Điều chỉnh liều đòi hỏi phải làm trên các bệnh nhân xơ gan nhẹ đến vừa. Không có dữ liệu liên quan đến các bệnh nhân nặng. Nồng độ fluoroquinolone trong huyết thanh tăng đã được ghi nhận ở người già, tuy nhiên việc điều chỉnh liều nên xem xét một cách tổng quát chứ không chỉ đơn thuần tổn thương 1 cơ quan gan hay thận.
Phân loại kháng sinh nhóm Quinolone
Phân loại
Thuốc

Phổ kháng vi khuẩn
Chỉ định lâm sàng
Thế hệ 1
Nalidixic acid (NegGram)
Cinoxacin (Cinobac)
Vi khuẩn gram âm (ngoại trừ loài Pseudomonas)
Nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng.
Thế hệ 2
Norfloxacin (Noroxin)
Lomefloxacin (Maxaquin)
Enoxacin (Penetrex)
Ofloxacin (Floxin)
Ciprofloxacin (Cipro)
Các vi khuẩn gram âm (gồm cả Pseudomonas species), một số vi khuẩn gram dương (cả tụ cầu Staphylococcus aureus nhưng không có Streptococcus pneumoniae) và một số tác nhân gây bệnh không điển hình.
Viêm đường tiểu và viêm thận bể thận chưa biến chứng, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng da và mô mềm.
Thế hệ 3
Levofloxacin (Levaquin)
Sparfloxacin (Zagam)
Gatifloxacin (Tequin)
Moxifloxacin (Avelox)
Giống như thế hệ 2, còn có thêm vi khuẩn gram dương (cả phế cầu kháng và nhạy penicillin) và một số tác nhân không điển hình khác.
Viêm phế quản cấp và mạn tính nặng, viêm phổi mắc phải cộng đồng (community-acquired pneumonia).
Thế hệ 4
Trovafloxacin (Trovan)
Như các thuốc thế hệ thứ 3, song nó còn bao phủ cả vi khuẩn kỵ khí.
Như thế hệ 1,2,3 (ngoại trừ nhiễm trùng tiết niệu và viêm thận bể thận, nhiễm trùng bụng, viêm phổi bệnh viện viêm nhiễm phần phụ.
* các chỉ định trên có thể không liên quan hoàn toàn theo FDA Mỹ (xem điểm khác nhau ở bảng dưới)
Phân loại mới của nhóm kháng sinh Quinolones
Bảng phân loại mới của nhóm thuốc quinolone cho thấy phổ kháng khuẩn mở rộng với nhóm mới hơn là fluoroquinolone và các chỉ định lâm sàng của chúng. Giới thiệu vào năm 1997, sử phân loại này được sử dụng như công cụ cho các thầy thuốc dùng để kê đơn các thuốc mới trên thị trường. Những thuốc trong mỗi nhóm giống như hoạt tính của chúng. Với mỗi thế hệ thành công ra đời, nhóm tác nhân gây bệnh mới cũng được bao phủ.
Chỉ định thuốc kháng sinh Quinolone đánh dấu bởi FDA, Mỹ
Chỉ định
Các thuốc và biệt dược
Nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng
Nalidixic acid (NegGram), cinoxacin (Cinobac), norfloxacin (Noroxin), lomefloxacin (Maxaquin), enoxacin (Penetrex), ofloxacin (Floxin), ciprofloxacin (Cipro), levofloxacin (Levaquin), gatifloxacin (Tequin), trovafloxacin (Trovan)*
Nhiễm trùng đường tiểu và viêm thận bể thận không biến chứng
Norfloxacin, lomefloxacin, enoxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, gatifloxacin
Nhiễm trùng hô hấp dưới
Lomefloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, trovafloxacin*
Nhiễm trùng da và các cấu trúc liên quan da
Ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, trovafloxacin*
Nhiễm khuẩn lậu cầu niệu đạo và viêm cổ tử cung
Norfloxacin, enoxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, gatifloxacin, trovafloxacin*
Nhiễm khuẩn niệu đạo do lậu cầu và chlamydia
Ofloxacin, trovafloxacin*
Nhiễm trùng xương và khớp do vi khuẩn gram âm
Ciprofloxacin
Tiêu chảy nhiễm trùng
Ciprofloxacin
Sốt thương hàn
Ciprofloxacin
Viêm tuyến tiền liệt
Norfloxacin, ofloxacin, trovafloxacin*
Viêm xoang cấp
Ciprofloxacin, levofloxacin, gatifloxacin, moxifloxacin (Avelox), trovafloxacin*
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính
Levofloxacin, sparfloxacin (Zagam), gatifloxacin, moxifloxacin, trovafloxacin*
Viêm phổi cộng đồng
Levofloxacin, sparfloxacin, gatifloxacin, moxifloxacin, trovafloxacin*
Các nhiễm khuẩn vùng bụng
Trovafloxacin*
Nhiễm khuẩn phụ khoa và phần phụ
Trovafloxacin*
Viêm phổi bệnh viện
Trovafloxacin*
*--Điều trị với trovafloxacin cho các ca bệnh nhiễm trùng đe dọa tử vong.
Với một số ca ngoại lệ, các thuốc thuộc nhóm fluoroquinolone cũng có thể đựợc phân nhóm vào theo chỉ định lâm sàng. Các thuốc có thể phân biệt dựa trên các công thức sẵn có, đièu chỉ liều trong các bệnh nhân có bệnh lý thận và gan, chú trọng đến khâu tương tác thuốc.
Các đặc điểm khác nhau của kháng sinh Quinolone
Phân loại và thuốc
Thời gian bán hủy *

Đường dùng
Điều chỉnh liều dùng yêu cầu
Các tác dụng phụ quan trọng †
Tương tác thuốc ‡

Thế hệ thứ 1
Nalidixic acid (NegGram)
60-90 phút
Uống
Suy thận

Warfarin (Coumadin)
Cinoxacin (Cinobac)
1.1-2.7 giờ
Uống
Suy thận
Quá mẫn với thuốc < 3%

Thế hệ thứ 2
Norfloxacin (Noroxin)
2.3-5.5 giờ
Uống
Suy thận

Warfarin, cyclosporine (Sandimmune)
Lomefloxacin (Maxaquin)
7-8.5 giờ
Uống
Suy thận
Độc với ánh sáng, nhức đầu (3-44%), đau bụng11%, buồn nôn (5.6%)

Enoxacin (Penetrex)
3.3-7 giờ
Uống
Suy gan thận (bệnh nhân có xơ gan tiến triển)
Độc với ánh sáng (nhẹ)
Warfarin, ranitidine (Zantac), bismuth subsalicylate, theophylline, caffeine
Ofloxacin (Floxin)
5-8 giờ
Uống, TM
Suy gan thận(bênh nhânnặng)
Mất ngủ (13%)
Warfarin
Ciprofloxacin (Cipro)
3-5.4 giờ
Uống, TM
Suy thận
Buồn nôn, nôn, đau bụng
Warfarin, theophylline, caffeine, cyclosporine, glyburide (Micronase)
Thế hệ thứ 3
Levofloxacin (Levaquin)
6 giờ
Uống, TM
Suy thận
Nhức đầu, buồn nôn (6.6%), tiêu chảy

Sparfloxacin (Zagam)
21 giờ
Uống
Suy thận
Độc với ánh sáng (8%), khoảng QT- kéo dài, xoắn đỉnh
Thuốc làm cho khoảng QT, thuốc chống loạn nhịp, tricyclic, chống động kinh, s, phenothiazines, cisapride (Propulsid), pentamidine (Pentam) and erythromycin
Gatifloxacin (Tequin)
7 giờ
Uống, TM
Suy thận

Giống như sparfloxacin
Moxifloxacin (Avelox)
12 giờ
Uống
Suy gan
Kéo dài khoảng QT
Giống nhưfor sparfloxacin
Thế hệ thứ 4
Trovafloxacin (Trovan)
Alatrofloxacin (Trovan IV)
7.8 giờ
Uống, TM
Suy gan
Chóng mặt (2.4-11%), nhiễm độc gan nặng (hiếm)
Morphine, citric acid­sodium citrate (Bicitra)
*--thời gian bán hủy tăng có ý nghĩa đối với hợp chất đào thải qua thận.
†--Tất cả các quinolones có thể gây buồn nôn, mất ngủ, nhức đầu và chóng mặt (3% hoặc hơn); đứt cơ hoặc dây chằng có thể xảy ra khi dùng với bất cứ quinolone nào.
‡--Tất cả quinolones tương tác với sucralfate (Carafate), antacids chứa nhôm hoặc magne, sắt, kẽm, canxi;
Những bình luận cuối cùng
Fluoroquinolone là những thuốc điều trị đắt tiền, được lựa chọn điều trị ưu tiên một như trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim, Septra) trong điều trị các ca nhiễm trùng đường tiểu chưa biến chứng hoặc những ca viêm phế quản mạn tính có đợt kịch phát Tuy nhiên, việc sử dụng Fluoroquinolones đường uống thay vì đường tính mạch có thể có lợi giảm chi phí nhập viện.
AZITHROMYCINE
Azithromycin là một loại thuốc azalide, một nhóm phụ của kháng sinh macrolide. Azithromycin (tên thương mại 'APO-Azithromycin' ở Canada; Zithromax ở Phần Lan, Ý, Anh, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Canada, Thái Lan và Bỉ; Zithromac ở Nhật Bản, Vinzam / Zitromax ở Tây Ban Nha; Zmax; ở Croatia; Aztrin, Zitrocin, Azibiot, Azifine, AziCip, Azi Sandoz, Aziswift ở Ấn Độ). Đây là một trong những loại kháng sinh bán chạy nhất, của dẫn suất erythromycin; tuy nhiên, về mặt hóa học chúng khác với erythromycin về các phân tử có gắn hay không gắn kết vào vòng lactone. Azithromycin được dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng như viêm tại giữa nhẹ đến vừa, viêm amidan, viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm phổi và viêm xoang. Thuốc cũng được dùng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung không do lậu cầu. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra chúng còn có tác dụng trong điều trị hen giai đoạn muộn những vẫn còn nhiều tranh luận, nên chưa chấp nhận của các ngành chức năng.
 
 
Về nguồn gốc của từ, tên thuốc Azithromycin bắt nguồn từ gốc từ azane và erythromycin. Tên khoa học chính xác là (2R,3S,4R,5R,8R,10R,11R,12S,13S,14S) – 11 - ((2S,3R,4S,6R) – 4 - (dimethylamino) – 3 - hydroxy-6 – methyltetrahydro - 2H – pyran – 2 - yloxy) -2 – ethyl - 3,4,10 – trihydroxy – 13 - (2S,4R,5S) - 5-hydroxy – 4 –methoxy -4 – methyltetrahydro - 2H - pyran – 2 - yloxy) - 3,5,6,8,10,12,14 – heptamethyl – 1 – oxa – 6 – azacyclopentadecan – 15 – o­ne.
Về lịch sử của thuốc: một nhóm các nhà nghiên cứu của Công ty dược Croatia là công tyPliva, gồm Gabrijela Kobrehel, Gorjana Radobolja-Lazarevski và Zrinka Tamburašev dẫn đầu là tiến sĩ Slobodan Đokić, khám phá ra azithromycin năm 1980. Thuốc được cấp bằng sáng chế năm 1981, và sau đó được các nhà khoa học hãng Pfizer' phát triển tiếp. Năm 1986 Pliva và Pfizer ký két văn bản thỏa thuận trao quyền cho Pfizer bán sản phẩm azithromycin tại Tây Âu và Mỹ. Pliva muaazithromycin của họ trên thị trường ở Trung và Đông Âu dưới tên thương mại Sumamed năm 1988, Pfizer Zithromax năm 1991, Zentiva Azitrox. Sau vài năm, FDA của Mỹ đã chấp thuận AzaSite, một thuốc thuộc điều trị nhãn khoa có azithromycin, để điều trị nhiễm trùng ở mắt. AzaSite hiện đang có trên thị trường do Inspire Pharmaceutical.
Các dạng thuốc có sẵn
Azithromycin thường được cho dùng dưới dạng nhũ dịch hoặc viên uống (dạng uống 1 liều duy nhất đã có mặt vào năm 2005). Thuốc cũng có sẵn dạng tiêm TM và dung dịch tra mắt 1%. Thuốc viên hàm lượng 250mg và 500mg. Dạng nhũ dịch là 100 mg/muỗng và 200 mg/muỗng. Những viên thuốc 250mg thường được phân phối dạng gói 6 viên và dạng hay dùng "Z-Pak," ngược lại viên thuốc 500mg thường có sẵn dạng gói 3 viên hoặc dạng "Tri-Pak," chỉ định cho 3 ngày điều trị. Một liều thường dùng đường uống azithromycin gồm liều “đúp” (double dose) cho ngày đầu và sau đó cứ cho tiếp 4-5 ngày tiếp theo. Với "Z-Pak," có nghĩa là 2 viên 250mg (tổng liều 500mg) ngày đầu và 1 viên mỗi ngày trong 4 ngày tiếp theo.
Tên thương mại của Pfizer (ví dụ Zithromax) các viên azithromycin màu hồng, bao phim, dạng oval chứa azithromycin monohydrate tương đương 250mg hoặc 500mg azithromycin và các thành phần không hoạt tính: butylated hydroxytoluenecalcium phosphatecarminecolloidal silicon dioxideFD&C red # 40 lakeFD&C yellow # 6 lakehypromellose (2910, 15cP), lactose monohydratemagnesium stearatepregelatinized starch,sodium lauryl sulfatetalctitanium dioxide và triacetin. Tên Zithromax ở Hy lạp và Cyprus được bán trong các hộp chứa các vỉ nhôm gồm 6 viên nang màu trắng 250mg. trên viên thuốc có in lô-gô Pfizer và ký hiệu "ZTM 250". Azithromycin hiện cũng đang có sẵn dạng viên nhỏ (microcencapsulated in betacyclodextrin) là Ventrox-DS / Ventrox-250.
Cơ chế tác động
Azithromycin ngăn ngừa vi khuẩn không phát triển nhờ vào cơ chế can thiệp ức chế tổng hợp các protein. Azithromycin gắn với phần 50S subunit của ribosome vi khuẩn và vì thế ức chế sao chép mRNA. Tổng hợp nucleic acid không bị ảnh hưởng.
Về mặt vi trùng học
Azithromycin có phổ tác dụng tương tự như erythromycin, nhưng hiệu quả hơn trong chống lại một số vi khuẩn gram âm, đặc biệt Haemophilus influenzae. Kháng thuốc Azithromycin đã được mô tả tại các vùng khác nhau. Azithromycin đã chứng minh hiệu quả nhất trên các phân lập vi trùng sau đây:
Azithromycin có hiệu quả chống lại sốt rét khi dùng phối hợp với thuốc artesunate hoặc quinine; liều tối ưu đến nay vẫn chưa thống nhất.
Dược động học
Không như erythromycin, azithromycin là thuốc ổn định trong acid, nên thuốc dùng đường uống không cần dùng thêm thuốc bảo vệ dạ dày. Thuốc hấp thu nhanh, sự hấp thu đó lứon hơn khi dạ dày rỗng (đói). Thời gian để thuốc đạt nồng độ đỉnh ở người lớn là 2.1-3.2 giờ theo đường uống và 1-2 giờ theo đường tĩnh mạch. Do nồng độ thuốc cao trong các phagocyte, nên azithromycin chuyển nhanh đến vị trí nhiễm trùng. Trong suốt pha thực bào hoạt động, một nồng độ thuốc rất lớn được ly giải. Nồng độ thuốc azithromycin trong mô có thể cao gấp 50 lần so với trong huyết tương. Điều này do quá trình bắt ion và khả năng hòa tan trong lipid cao.
Thời gian bán hủy của Azithromycin cho phép một liều duy nhất lớn vẫn còn có duy trì chức năng kiềm khuẩn khi nhiễm khuẩn mô trong vòng vài ngày. Công thức mới "Zmax" của azithromycin dạng bao phim hoặc nhũ dịch tan trong ruột mà có khả năng phóng thích thuốc khi liều cho là 2g duy nhất và cho một lần, giảm tác dụng phụ trong dạ dày ruột khi dùng liều cao azithromycin.
Chuyển hóa thuốc
Sau liều dùng duy nhất liều 500mg, nồng độ thuốc trong huyết tương của azithromycin giảm đi, với nồng độ trùng bình sạch trong huyết tương là 630 mL/phút và thời gian thải loại cuối cùng là 68 giờ. Thời gian bán thải cuối cùngkéo dài là do quá trình phóng thích của thuốc vào mô.
Sự bài tiết qua mật của azithromycin, không thay đổi đáng kể, đây là một đường thải bình thường. Điều trị thời gian quá 1 tuần, khỏang 6% liều thuốc dường như không hề thay đổi trong nước tiểu.
Các tác dụng phụ
Các tác dụng phụ hay gặp là rối loạn tiêu hóa da dày ruột; tiêu chảy (5%), buồn nôn (3%), đau bụng (3%) và nôn mửa. Khoảng < 1% số bệnh nhân phải dừng thuốc do tác dụng phụ của chúng. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như hồi hộp, phản ứng trên da, thậm chí có thể tử vong trong một ca . Viêm đại tràng giả màng có thể xảy ra trong suốt vài tuần sau khi dùng azithromycin. Thuốc này có thể can thiepẹ làm ảnh hưởng hiệu quả của các thuốc ngừa thai, ...
Các phản ứng dị ứng
Các bệnh nhân bị các phản ứng dị ứng với Azithromycin có thể có máu trong phân 4-10 ngày sau khi uống, mặc dù các ca này ghi nhận sớm sau khi uống ngày đầu tiên. Các dị ứng này thường không nghiêm trọng nếu được điều trị dừng ngay thuốc. Một phản ứng nghiêm trọng gồm có nổi ban, khó thở hoặc chóng mặt.
Tài liệu tham khảo
1.Olson MW, Ruzin A, Feyfant E, Rush TS, O'Connell J, Bradford PA (June 2006). "Functional, biophysical, and structural bases for antibacterial activity of tigecycline". Antimicrobial agents and chemotherapy 50 (6): 2156–66.
2.Bhattacharya SK, National Institute of Cholera and Enteric Diseases (2003). "An evaluation of current cholera treatment". Expert Opin Pharmacother 4 (2): 141–6.
3.Parsi VK (2001). "Cholera". Prim. Care Update Ob Gyns 8 (3): 106–109.
4.Archer JS, Archer DF (2002). "Oral contraceptive efficacy and antibiotic interaction: a myth debunked". Journal of the American Academy of Dermatology 46 (6): 917–23.
5.Dréno B, Bettoli V, Ochsendorf F, Layton A, Mobacken H, Degreef H (2004). "European recommendations o­n the use of oral antibiotics for acne". European journal of dermatology : EJD 14 (6): 391–9.
6.DeRossi SS, Hersh EV (2002). "Antibiotics and oral contraceptives". Dental clinics of North America 46 (4): 653–64. doi:10.1016/S0011-8532(02)00017-4PMID 12436822.
7.Thomas C, Stevenson M, Riley TV (2003). "Antibiotics and hospital-acquired Clostridium difficile-associated diarrhoea: a systematic review". J Antimicrob Chemother 51 (6): 1339–50.
8.Darley ES, MacGowan AP (2004). "Antibiotic treatment of gram-positive bone and joint infections". J Antimicrob Chemother 53 (6): 928–35.
9.Feldman S, Careccia RE, Barham KL, Hancox J (2004). "Diagnosis and treatment of acne". Am Fam Physician 69 (9): 2123–30.
10.Cunliffe WJ, Holland KT, Bojar R, Levy SF (2002). "A randomized, double-blind comparison of a clindamycin phosphate/benzoyl peroxide gel formulation and a matching clindamycin gel with respect to microbiologic activity and clinical efficacy in the topical treatment of acne vulgaris". Clin Ther 24 (7): 1117–33.
11.Leyden JJ, Berger RS, Dunlap FE, Ellis CN, Connolly MA, Levy SF (2001). "Comparison of the efficacy and safety of a combination topical gel formulation of benzoyl peroxide and clindamycin with benzoyl peroxide, clindamycin and vehicle gel in the treatments of acne vulgaris". Am J Clin Dermatol 2 (1): 33–9.
12.Langner A, Chu A, Goulden V, Ambroziak M (2008). "A randomized, single-blind comparison of topical clindamycin + benzoyl peroxide and adapalene in the treatment of mild to moderate facial acne vulgaris". Br J Dermatol 158 (1): 122–9.
13.Wolf JE, Kaplan D, Kraus SJ, et al (2003). "Efficacy and tolerability of combined topical treatment of acne vulgaris with adapalene and clindamycin: a multicenter, randomized, investigator-blinded study". J Am Acad Dermatol 49 (3 Suppl): S211–7.
14.Jain GK, Ahmed FJ (2007). "Adapalene pretreatment increases follicular penetration of clindamycin: in vitro and in vivo studies". Indian J Dermatol Venereol Leprol 73 (5): 326–9.
15.Bell EA (January 2005). "Clindamycin: new look at an old drug". Infectious Diseases in Children.
16.Gold, Howard S.; Robert C. Moellering, Jr. (1999). "Macrolides and clindamycin". in Root, Richard E.; Francis Waldvogel, Lawrence Corey, Walter E. Stamm. Clinical infectious diseases: a practical approach. Oxford: Oxford University Press. pp. 291–7.
17.Jolivet-Gougeon A, Sixou JL, Tamanai-Shacoori Z, Bonnaure-Mallet M (April 2007). "Antimicrobial treatment of Capnocytophaga infections". Int J Antimicrob Agents 29 (4): 367–73.
18.Annane D, Clair B, Salomon J (2004). "Managing toxic shock syndrome with antibiotics". Expert Opin Pharmacother 5 (8): 1701–10.
19.Coyle EA, Society of Infectious Diseases Pharmacists (2003). "Targeting bacterial virulence: the role of protein synthesis inhibitors in severe infections. Insights from the Society of Infectious Diseases Pharmacists". Pharmacotherapy 23 (5): 638–42.
20.Lamont RF (2005). "Can antibiotics prevent preterm birth—the pro and con debate". BJOG 112 Suppl 1: 67–73.
21.Lell B, Kremsner PG (2002). "Clindamycin as an antimalarial drug: review of clinical trials". Antimicrob Agents Chemother 46 (8): 2315–20.
22.Griffith KS, Lewis LS, Mali S, Parise ME (2007). "Treatment of malaria in the United States: a systematic review". JAMA 297 (20): 2264–77.
23.Starr J (2005). "Clostridium difficile associated diarrhoea: diagnosis and treatment". BMJ 331 (7515): 498–501.
24.Wynalda MA, Hutzler JM, Koets MD, Podoll T, Wienkers LC (2003). "In vitro metabolism of clindamycin in human liver and intestinal microsomes". Drug Metab Dispos 31 (7): 878–87.
25.Neu P, Seyfert S, Brockmöller J, Dettling M, Marx P (2002). "Neuroleptic malignant syndrome in a patient with succinic semialdehyde dehydrogenase deficiency". Pharmacopsychiatry 35 (1): 26–8.
26.Lasco RK, editor. Drugdex system, volume 128. Greenwood Village (CO): Thomson Micromedex; 2006.
27.Schlünzen F, Zarivach R, Harms J, et al. (2001). "Structural basis for the interaction of antibiotics with the peptidyl transferase centre in eubacteria". Nature 413 (6858): 814–21.
28.Sloan PA, Rasul M (2002). "Prolongation of rapacuronium neuromuscular blockade by clindamycin and magnesium". Anesth Analg 94 (1): 123–4, table of contents.
29.Gatifloxicin and moxifloxacin: two new fluoroquinolones. Med Lett Drugs Ther 2000;42:15-7.
30.Noedl H, Krudsood S, Chalermratana K, et al. (2006). Azithromycin combination therapy with artesunate or quinine for the treatment of uncomplicated Plasmodium falciparum malaria in adults: a randomised, phase 2 clinical trial in Thailand. 43. pp. 1264–71.

Ngày 02/07/2009
Ths.Bs.Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
  
Mới hơn Cũ hơn